Có rất nhiều nguyên nhân khiến thẻ ATM bị khóa. Nhưng vì bất cứ lý do gì, vẫn có cách để mở khóa. Những phương pháp này tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Vì vậy, hãy tham khảo bài viết để biết cách mở thẻ ATM khi bị khóa phù hợp nhất với bạn.
Một số nguyên nhân dẫn đến thẻ ATM bị khóa
Tất cả các thẻ ATM bị khóa đều có lý do. Phần lớn nguyên nhân khiến thẻ ATM bị khóa là từ phía người dùng. Và chỉ một số ít là do lỗi kỹ thuật từ ngân hàng.

Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến thẻ ATM bị khóa:
- Thẻ đã hết hạn (hết hiệu lực): Mỗi thẻ ATM chỉ có thời hạn sử dụng từ 5 – 7 năm (đối với thẻ ghi nợ), còn thẻ tín dụng Visa/Mastercard là 3 – 5 năm. Sau khi hết hạn, thẻ sẽ bị khóa sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn.
- Thẻ không phát sinh các giao dịch: Nếu thẻ không có giao dịch trong thời gian dài là 12 tháng, thẻ sẽ được khóa để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ.
- Nhập sai mã PIN 3 lần: Đây là tính năng tự bảo vệ của thẻ ATM. Khi bạn nhập sai mã PIN 3 lần, thẻ sẽ tạm thời bị khóa ngay lập tức. Khi thẻ bị khóa, thẻ sẽ không thể sử dụng cho các giao dịch cho đến khi nó được mở khóa.
- Sử dụng thẻ ở nơi không có liên kết: Nếu bạn sử dụng thẻ của mình tại các hệ thống không liên kết với ngân hàng bạn đang sử dụng. Có thể thẻ sẽ bị khóa tạm thời do hệ thống không nhận diện được.
- Thẻ ATM bị lỗi: Nếu thẻ bị trầy xước, cong, vênh, vỡ,… sẽ dẫn đến lỗi. Và khi sử dụng bạn sẽ gặp lỗi không nhận thẻ và bị khóa thẻ.
- Do chủ thẻ chủ động khóa: Có trường hợp do khách hàng chủ động khóa, ngân hàng sẽ khóa thẻ yêu cầu.
- Các thẻ tạo ra các giao dịch đáng ngờ: Nếu thẻ phát sinh giao dịch đáng ngờ, hệ thống sẽ tự động khóa thẻ.
Hướng dẫn cách mở khóa thẻ ATM bị khóa
Dưới đây là các cách mở khóa thẻ ATM bị khóa mà bạn cần sử dụng để kích hoạt lại thẻ.
Cách 1: Mở khóa thẻ tại chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng
Đối với các trường hợp thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN, khóa do nguyên nhân lỗi từ phía khách hàng. Bạn cần sử dụng cách này. Khi đi các bạn nhớ mang theo một số giấy tờ tùy thân. Bản chính CMND hoặc hộ chiếu là bắt buộc.
Tại ngân hàng, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn các bước để mở khóa thẻ. Lưu ý, khi mở khóa thẻ sẽ phải trả phí. Phí tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Cách 2: Mở khóa thẻ bằng dịch vụ SMS Banking
Với cách này, không phải tất cả các thẻ ATM đều có thể áp dụng được. Chỉ áp dụng cho trường hợp thẻ bị khóa do chủ động khóa mà thôi. Thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN, lâu ngày không giao dịch,… sẽ không thể sử dụng được.
Một ví dụ điển hình là ngân hàng Sacombank. Cú pháp rất đơn giản. Bạn chỉ cần soạn tin nhắn: THE_MOKHOA_4 số cuối của số thẻ và gửi về 8149.
Phí mở thẻ qua SMS của các ngân hàng chỉ dao động từ 2.000 – 5.000 đồng.
Cách 3: Mở thẻ thông qua các dịch vụ và ứng dụng của ngân hàng.
Cách mở khóa này cũng chỉ áp dụng cho những trường hợp đã chủ động khóa thẻ. Thẻ bị khóa do lỗi thì không sử dụng được.
Bạn sẽ cần đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng. Sau đó bấm vào Dịch vụ thẻ > Chọn khóa/mở khóa thẻ > Nhập mã xác nhận OTP > Kích hoạt lại thẻ.
Một số lưu ý để không bị khóa thẻ ATM:
- Hạn chế tối đa việc rút tiền từ ngân hàng khác. Vì có thể đường truyền không ổn định. Nếu rút tiền cùng một ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng xử lý các tình huống xấu hơn các ngân hàng khác.
- Nhớ mật khẩu thẻ ATM của bạn. Nếu nhập sai mật khẩu lần thứ hai, bạn phải xem lại lý do ngay lập tức.
- Bảo vệ thẻ khỏi tác động của ngoại lực. Không để thẻ bị xước khiến máy ATM không đọc được thẻ.
- Chú ý thời hạn sử dụng của thẻ để gia hạn trước khi thẻ hết hạn sử dụng và bị khóa.
Như vậy, bạn đã biết các cách mở thẻ ATM khi bị khóa. Hãy chia sẻ với bạn bè và gia đình của bạn nếu bạn thấy những kiến thức này hữu ích nhé.