(Được chuyển thể thành bộ phim bom tấn của Trung Quốc)
***
“Phong Thanh là sự biến đổi của “Tiểu thuyết mật thất”, cũng là một trò ảo thuật nguy hiểm, nó có một sức mạnh kể chuyện to lớn… Đây là cuốn tiểu thuyết viết về những con người bình thường nhưng đã làm được những việc phi thường, là một bi ca về một ý chí của nhân loại.
Mạch Gia đang từng bước hướng tới mục tiêu – đây là một con đường hẹp, cũng là một con đường mà ông tự hạn chế cho mình, nhưng chính vì hẹp, nên đi thẳng tới nội tâm con người, cũng giống như mũi dao.” – Nhà văn Vương An Ức
“Phong Thanh có sức mạnh kể chuyện to lớn, chúng ta dường như ngừng thở để theo dõi một người dựa vào trí tuệ và niềm tin của mình hoàn thành nhiệm vụ trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy, đây là một cuốn tiểu thuyết viết về những người bình thường đã làm việc phi thường, là một khúc bi ca về ý chí của nhân loại.” – Nhà phê bình văn học Lý Kính Trạch
Quảng cáo
“Phong Thanh để lộ ra logic của anh hùng, câu chuyện của thiên tài, tình tiết quỷ mị, phong cảnh yêu ma… Trung Quốc đương đại còn ai tin vào anh hùng, lý tưởng và thiên tài? Nhưng dưới ngòi bút của Mạch Gia và trong cuộc sống của chúng ta, chúng vẫn còn tồn tại!…” – Trần Kiện
Truyện lấy bối cảnh năm 1942, khi Trung Quốc chịu sự xâm lược của Nhật Bản. Sau một loạt vụ ám sát nhằm vào các quan chức của chính phủ bù nhìn do Nhật Bản dựng lên. Kawa Hihara – Trưởng cơ quan đặc vụ nghi ngờ có nội gián trong nội bộ đã ra lệnh cho Tư lệnh Trương Nhất Đỉnh của ngụy quân triệu tập 5 người bị tình nghi về biệt thự Cầu Trang để tra xét.
Nhóm 5 người đó (ba nam, hai nữ) đều là bộ hạ cũ của Tiền Hổ Dực, quan quân ngụy cả trước khi Trương Nhất Đỉnh lên thay: Ngô Chí Quốc – Trưởng ban tham mưu quân sự dưới trướng Tư lệnh Trương; Kim Sinh Hỏa – Trưởng ban cơ yếu quân sự, nắm cơ mật nòng cốt của toàn quân; Lý Ninh Ngọc, nữ, Tổ trưởng tổ dịch điện Ban quân cơ; nhân vật thứ tư là Bạch Tiểu Niên – quan tháp tùng của Tư lệnh Trương Nhất Đỉnh; cuối cùng là Cố Ninh Ngọc, nữ, là nhân viên của Lý Ninh Ngọc.
Những kẻ tình nghi bị canh giữ cẩn mật, được đưa đi thẩm vấn riêng biệt. Trò chơi mèo vờn chuột dần dần được đẩy đến cao trào. Những đòn tra tấn tấm lý và thể xác lần lượt được Kawa Hihara tung ra. Cuộc đấu trí để lật mặt “Lão Quỷ” ngày càng hồi hộp nghẹt thở, sự mưu trí của nhân vật nằm vùng cũng được thể hiện sâu sắc.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Mạch Gia cao thâm khó lường, mỗi khi bạn tưởng rằng đã biết được sự thật, lại luôn cảm thấy nghi hoặc khi câu đố cuối cùng đã được giải mới cảm giác nút thắt như được mở ra.
Tính cách nhân vật dưới ngòi bút của Mạch Gia vô cùng phong phú, không có những hạn chế như ở các nhân vật trong tiểu thuyết cùng loại, dường như mỗi nhân vật đều đáng để chúng ta suy nghĩ.
Mạch Gia chôn giấu bí mật dưới từng câu chữ, khiến người đọc được hóa thân vào câu chuyện, như thể mình cũng là một nhân vật đang được sống trong thời đại mà tác giả xây dựng lên.
Quảng cáo
Về tác giả:
Mạch Gia sinh năm 1964 tại Phú Dương, Chiết Giang. Năm 1986 ông bắt đầu nghiệp sáng tác, nối tiếng với các tiểu thuyết dài kỳ như Giải mật, Lắng nghe trong gió, và Phong Thanh.